Căn cứ Thông báo số 8 của Ban tổ chức Hội thi Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc lần thứ XI ngày 23 tháng 11 năm 2023;

     Căn cứ kế hoạch của nhà trường về việc tổ chức hoạt động học thuật cho sinh viên hàng năm

     Nhằm tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên, qua đó cung cấp các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ bổ ích cho quá trình học tập và làm việc của sinh viên đồng thời làm cơ sở để tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển dự Hội thi Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc lần XI năm 2023 được tổ chức vào cuối tháng 4 năm 2023.

     Khoa Công nghệ Hóa học thông báo đến toàn thể sinh viên Khoa Công nghệ Hóa học, Khoa Công nghệ Thực phẩm, Khoa Du lịch và Ẩm thực, Khoa Sinh học và Môi Trường thuộc Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về việc tổ chức tổ chức thi Olympic Hóa học cấp trường năm học 2022 - 2023 và bồi dưỡng đội tuyển dự Hội thi Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc lần thứ XI như sau:

1. Tổ chức thi Olympic hóa học cấp Trường

     Thời gian: Dự kiến từ ngày 15/12/2022 đến 25/12/2022.

     Đối tượng tham gia: Sinh viên đại học năm 1, 2, 3 khối Hóa đang học tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh.

     Hình thức đăng ký: Từ 05/12/2022 đến 15/12/2022 theo đường link: https://forms.gle/ZQ61webTHF9KtKGT7 hoặc tại Văn phòng Khoa Công nghệ Hóa học.

     Hình thức thi: thi tự luận, không giới hạn số lượng sinh viên tham gia.

     Thời gian làm bài thi: Hóa đại cương và Hóa vô cơ (120 phút); Hóa học xanh (90 phút)

     Cơ cấu giải thưởng: Sinh viên được giải nhất, nhì và ba được nhận giải thưởng như sau:

-     1 Giải nhất : 1.000.000đ

-     2 Giải nhì : 500.000đ

-     2 Giải ba : 300.000đ

-     5 giải khuyến khích: 200.000đ

     Các sinh viên tham gia dự thi Olympic Hóa học cấp Trường được cộng 06 điểm rèn luyện và sinh viên tham gia làm cộng tác viên được cộng 05 điểm rèn luyện.

     10 Sinh viên có điểm cao nhất trong cuộc thi Olympic cấp Trường sẽ được tuyển chọn vào đội tuyển Olympic Hóa học của Trường để bồi dưỡng và tham dự cuộc thi Olympic hóa học toàn quốc vào tháng 4/2023.

     10 Sinh viên có điểm cao nhất trong cuộc thi Olympic cấp Trường sẽ được tuyển chọn vào đội tuyển Olympic Hóa học của Trường để bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng từ 15/01/2023 đến ngày 15/04/2023 sau đó đội tuyển tham dự cuộc thi Olympic hóa học toàn quốc vào tháng 4/2023.

3. Nội dung bồi dưỡng – Nội dung thi

     Nội dung thi được phân bổ theo nội dung thi Bảng B và C của Hội thi Olympic Hóa học sinh viên toàn quốc lần thứ XI năm 2023, cụ thể như sau:

a. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

1. Thuyết lượng tử Planck – Hiệu ứng quang điện.

2. Lưỡng tính sóng - hạt của electron – Hệ thức de Broglie – Nguyên lý bất định Heisenberg.

3. Hàm sóng – Phương trình Schrodinger và nguyên tắc giải.

Kết quả giải phương trình Schrodinger cho nguyên tử hydrogen và hệ một electron. Nguyên tử nhiều electron: Phương pháp gần đúng một electron, spin electron.

Bốn số lượng tử đặc trưng cho trạng thái của electron trong nguyên tử. Orbital nguyên tử (AO). Quy luật phân bố các electron trong nguyên tử (nguyên lý loại trừ Pauli, quy tắc Klechkowski hoặc nguyên lý vững bền, quy tắc Hund).

Quy tắc Slater về hiệu ứng chắn và năng lượng MO.

4. Quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Sự biến thiên bán kính nguyên tử, ion, năng lượng ion hóa thứ nhất, ái lực với electron, độ âm điện, tính kim loại, phi kim và số oxi hóa theo điện tích hạt nhân tăng dần.

    b. LIÊN KẾT HÓA HỌC VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ

1. Liên kết ion: Bản chất và đặc tính.

2. Liên kết cộng hóa trị: Phương pháp liên kết hóa trị (VB). Các kiểu lai hóa sp, sp2, sp3, sp3d, sp3d2. Trạng thái hóa trị của các nguyên tố. Công thức Lewis và các cấu trúc cộng hưởng.

3. Mô hình đẩy các cặp electron hóa trị (thuyết Gillespie).

4. Phương pháp orbital phân tử (MO): áp dụng cho phân tử hai nguyên tử của chu kỳ 1 và chu kỳ 2.

5. Phân tử có cực, không cực. Moment lưỡng cực của phân tử. Độ ion của liên kết.

c. NHIỆT ĐỘNG HỌC CỦA CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC

1. Nguyên lí thứ nhất của nhiệt động học. Nhiệt phản ứng đẳng áp (enthalpy), nhiệt phản ứng đẳng tích và mối liên hệ giữa hai đại lượng này. Sự phụ thuộc của nhiệt phản ứng vào nhiệt độ (định luật Kirchhoff). Định luật Hess và các hệ quả.

2. Nguyên lí thứ hai của nhiệt động học – Entropy – Sự biến thiên entropy của một số quá trình (chuyển pha, giãn nở đẳng nhiệt khí lý tưởng, biến thiên theo nhiệt độ).

3. Nguyên lí thứ ba của nhiệt động học – Entropy tuyệt đối – Sự biến thiên entropy phản ứng hóa học và ảnh hưởng của nhiệt độ.

4. Thế đẳng nhiệt – đẳng áp: mối liên hệ với phản ứng hóa học và các đại lượng ∆H, ∆S của phản ứng, sự phụ thuộc ∆G của phản ứng vào nhiệt độ và áp suất. Sự phụ thuộc của hàm G vào thành phần của hệ. Hóa thế. Sự phụ thuộc của hóa thế vào áp suất và thành phần của hệ. Hóa thế và sự tự diễn biến của các quá trình.

5. Cân bằng hóa học: Các hằng số cân bằng Kp, Kc, Hx và Kn. Sự chuyển dịch cân bằng (nguyên lý Le Chatelier). Phương trình đẳng áp và phương trình đẳng nhiệt Van’t Hoff.

    d. DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY

Sự điện ly các chất trong nước. Thuyết acid – base của Arrhenius và Bronsted – Lowry. Tính pH của dung dịch acid, base, muối. Tích số tan, sự thuỷ phân của muối.

    e. ĐỘNG HÓA HỌC

Tốc độ trung bình. Tốc độ tức thời. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. Bậc phản ứng, phân tử số và cơ chế phản ứng. Phương trình Arrhenius về ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. Ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. Phương trình động học của phản ứng bậc một và bậc hai.

f. PHẢN ỨNG OXY HÓA – KHỬ VÀ CÁC QUÁ TRÌNH ĐIỆN HÓA

Pin điện hóa. Các loại điện cực. Thế điện cực chuẩn. Công thức Nernst. Chiều phản ứng oxy hóa – khử trong dung dịch. Hằng số cân bằng của phản ứng oxy hóa –khử trong dung dịch.

g. HÓA HỌC CÁC NGUYÊN TỐ s, p, d

1. Cấu hình electron nguyên tử.

2. Các hợp chất với oxygen, hydrogen, hydroxide, muối.

h. HÓA HỌC PHỨC CHẤT

1. Khái niệm về phức chất.

2. Hằng số tạo thành ion phức (từng nấc và chung).

k. HÓA HỌC XANH

1. Khái niệm cơ bản về hóa học xanh.

2. Nội dung cơ bản của hóa học xanh.

3. Định hướng nghiên cứu và phát triển hóa học xanh trên thế giới và ở nước ta.

 4. Ban tổ chức

1. PGS. TS. Ngô Thanh An

2. ThS. Huỳnh Văn Tiến

3. ThS. Lê Thị Kim Anh

4. TS. Trần Hoài Lam

5. TS. Nguyễn Thị Hồng Anh

6. TS. Huỳnh Lê Huy Cường

7. NCS. Nguyễn Thị Thanh Hiền

8. ThS. Nguyễn Văn Hòa

9. ThS Bùi Thu Hà

10. TS. Lê Thị Ngọc Hạnh

Trưởng khoa

Phó Trưởng khoa

Bí thư LCĐ Khoa CNHH

Trưởng Bộ môn CN VC-PT

Trưởng Bộ môn CN HC-MP

Trưởng Bộ môn CNVL

Phó trưởng BM QTTB và DK

Giảng viên Bộ môn CN VC-PT

Giảng viên Bộ môn QTTB và DK

Giảng viên Bộ môn CN VC-PT

Trưởng ban

Phó trưởng ban

Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thành viên

Thư ký

5. Thông tin liên hệ:

Cô Lê Thị Kim Anh – Bí thư liên chi đoàn Khoa Công nghệ hóa học

Email: anhltk@hufi.edu.vn

Điện thoại: 0906390069